Để lái xe an toàn trong hầm xe có dốc khó và xoắn ốc cao một cách an toàn, các bác tài hãy lưu ý đến những điều sau đây.
Kinh nghiệm lái xe số sàn
Khi điều khiển xe số sàn xuống dốc, việc đầu tiên mà người cầm lái nên làm là đạp côn trả về số thấp (1, 2), bên cạnh đó hãy thả hết chân côn để giữ độ trôi của xe trong phạm vi an toàn và kết hợp sử dụng phanh. Với những người chưa có kinh nghiệm, sẽ có nhiều mối nguy hiểm tiềm ẩn nếu âm côn hoàn toàn khi xuống dốc.
Kinh nghiệm lái xe ô tô khi đi vào đường hầm đậu xe có độ dốc cao
Những chiếc xe có khối lượng lớn và không có lực hàm động cơ, xe sẽ lao nhanh xuống dốc và có thể gây sự bất ngờ cho “lái mới”, không kịp phản ứng để xử lý các đoạn cua hẹp phía trước. Sau khi xe đã xuống dốc hầm và chuẩn bị lăn bánh đến bề mặt bằng phẳng, lúc này người lái nên âm côn để xe đi qua mặt tiếp giáp êm dịu và thoải mái nhất, kết hợp vào số 1 (nếu đang ở số 2, 3) để xe tiến vào trạm kiểm soát.
Kinh nghiệm lái xe số tự động
Khi sử dụng xe số tự động, những người cầm lái mới nên hạn chế sử dụng phanh hay trả về số thấp để giảm nguy cơ mất phanh khiến xe trôi điều này cực kỳ nguy hiểm. Người lái không nhất thiết phải áp dụng phương pháp này vì thường các dốc hầm để xe của các trung tâm thương mại hay chung cư thường không quá dài.
Kinh nghiệm lái xe số tự động lên dốc hầm đỗ xe
Thay vào đó, để kiểm soát tốc độ của xe, người cầm lái nên sử dụng phanh và có thể giữ nguyên số D. Điều này sẽ giúp người lái tập trung hoàn toàn vào việc đánh lái để đưa xe qua các khúc cua hẹp hay quanh co trong các hầm giữ xe.
Riêng đối với một vài con dốc dài, gây không ít khó khăn, người lái nên cân nhắc chuyển số về bán tự động (số L) để giảm về số 1 hoặc 2 nhưng vẫn phải giữ chân ở bàn đạp phanh và nhấp phanh để giữ tốc độ xuống ổn định, an toàn.
Trên đây chính là kinh nghiệm đi vào đường đèo dốc và hầm đậu xe có độ khó cao, các bác tài cần lưu ý để đảm bảo di chuyển xe an toàn.