Hệ thống hỗ trợ xuống dốc cũng giống như tên gọi của nó, làm nhiệm vụ kiểm soát tốc độ của xe khi xuống dốc hay đổ đèo. Ban đầu, chức năng này ứng dụng chủ yếu trên các dòng xe địa hình, off-road nhưng sau đó đã sớm đi vào các dòng xe crossover và giờ phổ biến trên mọi phân khúc. Tuy nhiên, tính năng hỗ trợ đổ đèo có thực sự cần thiết và có nên đáng để bạn bỏ tiền cho nó hay không?
1. Cơ chế hoạt động của tính năng hỗ trợ lên xuống dốc
Hệ thống hỗ trợ xuống dốc/đổ đèo được phổ biến trong khoảng vài năm trở lại đây, hoạt động dựa trên cơ chế của hệ thống chống bó phanh hiện đại (ABS). Chức năng này sử dụng cùng mạng lưới cảm biến trên lốp và các mô-đun (modules) để kiểm soát lực phanh đúng mức khi cần thiết.
Hệ thống hỗ trợ xuống dốc/đổ đèo được phổ biến trong khoảng vài năm trở lại đây
Khi xe tiến hành đổ đèo, hệ thống chống bó phanh cùng với hỗ trợ đổ đèo sẽ làm giảm áp lực phanh từ bàn đạp của tài xế, sau đó xe tự động phanh và duy trì tốc độ cố định. Trong suốt quá trình này, hệ thống phanh sẽ có lực tùy biến để không bị bó và duy trì độ bám đường của lốp xe.
2. Cách sử dụng của tính năng hỗ trợ lên xuống dốc
Hệ thống hỗ trợ đổ đèo thường được kích hoạt bằng cách bấm nút hoặc gạt nút chuyển đổi. Khi bánh bắt đầu lăn đến vùng cát sỏi, tài xế sẽ không cần phải phanh hoặc tiến hành đổi số mà chỉ cần tập trung vào vô-lăng.
Chức năng này hoạt động tốt nhất khi xe sử dụng hệ thống dẫn động 4 bánh và đi ở cấp số thấp. Nếu không có chức năng hỗ trợ, tài xế sẽ cần xác định cấp số, mức độ chân ga để kiểm soát xe khi bắt đầu đổ đèo. Việc chọn cấp số không phù hợp hay phanh đột ngột quá mức sẽ khiến cho tình huống khá khó khăn, vậy nên chức năng hỗ trợ xuống dốc lúc này vô cùng cần thiết.
Chức năng này hoạt động tốt nhất khi xe sử dụng hệ thống dẫn động 4 bánh
3. Có nên lắp đặt tính năng hỗ trợ lên xuống dốc cho ô tô hay không?
Đại đa số các hãng xe đều coi tính năng hỗ trợ đổ đèo là một phần thiết yếu của xe giống như hệ thống kiểm soát độ bám đường, nhất là với dòng dẫn động bốn bánh. Dù vậy, một số mẫu xe như Toyota Tacoma lại không lắp đặt tính năng này trên bản tiêu chuẩn mà chuyển vào danh sách tùy chọn dành cho các phiên bản nâng cấp như TRD Off-Road và RD Pro. Thực tế, việc sử dụng tính năng này cũng không quá quan trọng, sự hữu ích của nó chỉ thực sự rõ ràng khi bạn cần kéo 1 chiếc xe khác trên một đoạn đường mòn, hoặc khi bạn gặp phải tình huống đường quá trơn trượt mà thôi.
Hi vọng những kinh nghiệm trên của Dichvugiuxe286.com sẽ giúp bạn lái xe thoải mái hơn khi đi trên những con đường xấu gồ ghề. Chúc các bạn lái xe may mắn và an toàn trên mọi cung đường.