Lái xe đường đèo và những lưu ý bạn không thể bỏ qua

Để thực hiện một chuyến đi đường đèo núi an toàn và vui vẻ dưới đây chính là một số lưu ý bạn không thể bỏ qua khi lái xe đường đèo.

Kiểm tra xe kĩ càng một lần trước khi xuất phát

Trước khi bắt đầu cuộc hành trình của mình bạn nên dành thời gian để kiểm tra xe lại một lần để giảm thiểu được những thứ mong muốn xảy ra. Những thiết bị như dầu phanh, hệ thống dẫn động đầy đủ, an toàn. Ngoài ra cần kiểm tra bề mặt, áp suất lốp oto và luôn chú ý có lốp dự phòng.

lai-xe-duong-deo-1

Kiểm tra xe kĩ càng một lần trước khi xuất phát

Chú ý nhường đường cho xe khác khi có thể

Đây chính là một nguyên tắc bạn nhất định phải nhớ khi di chuyển xe đường đèo. Vì không giống như di chuyển trên đường quốc lộ và đường phẳng thì đối với i các lái xe trên đường núi đặc biệt với những xe đang lên dốc mà có xu hướng vượt, cần nhường đường trong điều kiện an toàn và dành một khoảng thời gian đủ để xe đó trở lại đúng làn sau khi vượt.

Lưu ý khi cho xe lên dốc

Nếu như bạn cần tiến hành làm mát động cơ trước khi cho xe lên dốc thì hãy chú ý nên tìm nơi đỗ an toàn ngoài đường di chuyển, để xe chạy không tải, lưu ý không tắt máy và không bao giờ mở nắp két nước. Làm mát động cơ để xe chạy không tải giúp xe lên dốc một cách dễ dàng hơn.

Lưu ý khi cho xe lên dốc

Lưu ý khi cho xe xuống dốc

Khi cho xe đổ đèo thì các bác tài cần lưu ý không để xe chạy quá nhanh và phải sử dụng phanh hãm liên tục. Đối với xe số sàn thì nguyên tắc là có thể đi số 2, số 3 tùy thuộc  vào độ dài và dốc của đèo. Với xe số tự động, trả về chế độ S, L hoặc D1, D2, D3 hay chế độ bán tự động “+, -”.

Kĩ thuật phanh dành cho các bác tài khi đổ đèo đó chính là  kiểu phanh giữ tốc snubbing. Khi bắt đầu đổ đèo, thiết lập tốc độ và cấp số phù hợp với độ dài và độ dốc của đèo

Chú ý đừng ôm vạch chia đường

Thường thì đường đèo núi sẽ hẹp hơn so với đường quốc lộ ở đồng bằng. Một số lái xe có xu hướng bám vạch chia giữa đường để chạy, nhưng kỹ thuật này sẽ không an toàn nếu đường có nhiều xe di chuyển, gây khó chịu cho xe khác, trường hợp xấu dẫn đến tai nạn mà không kịp xử lý, đặc biệt với xe ngược chiều khi vào cua.

Trên đây chính là một số nguyên tắc mà chúng tôi muốn hỗ trợ cho các bác tài cần nhớ khi tiến hành di chuyển trên đường đồi núi. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
098.426.1286