Những hiểu lầm phổ biến nhất của người Việt khi sử dụng ô tô

Người Việt chúng ta sử dụng ô tô thường giữ một số thói quen tai hại dẫn đến ô tô hư hỏng nhanh chóng và không còn được vận hành bền bỉ như trước nữa. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chỉ ra một số sai lầm của người Việt khi sử dụng ô tô.

 

Nhiều người Việt cho rằng, điều hòa trên ô tô là điều hòa 2 chiều

 

Nhiều người Việt cho rằng, điều hòa trên ô tô chính là điều hòa 2 chiều tức là có thể chỉnh được nhiệt độ nóng và lạnh tùy ý muốn. Tuy nhiên trên thực tế thì điều hòa  ô tô chỉ là loại một chiều, đó là chiều lạnh, còn chiều nóng tận dụng nhiệt độ từ nước mát làm động cơ. Tài xế chỉ cần chỉnh điều hòa về mát khi cần mát, khi đó điều hòa cũng hoạt động lốc máy, dàn lạnh tương tự điều hòa gia đình. Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, khi muốn sưởi ấm thì xe sẽ sử dụng nước làm mát, sau khi đi qua động cơ để gom nhiệt sẽ chảy qua đường ống gần mặt táp-lô.

sử dụng ô tô

Nhiều người Việt cho rằng, điều hòa trên ô tô là điều hòa 2 chiều

Ở vị trí này thì quạt gió sẽ thổi không khí được làm nóng bởi dòng nước này vào phía trong cabin để sưởi ấm. Điều đó có nghĩa, sưởi ấm hoạt động độc lập với dàn lạnh.

Xem thêm:

 

Sai lầm khi cho rằng, chỉ cần khoảng vài chục mét là phanh có thể dừng hoàn toàn

 

Đây chính là quan điểm sai lầm của rất nhiều tài xế khi phanh xe dẫn đến những vụ tai nạn mà nguyên nhân đến từ việc phanh ô tô quá gấp. Tuy nhiên, trong thực tế là để phanh dừng thì ngoài thời gian đạp phanh và dừng vật lý, tài xế còn cần thời gian nhận biết. Theo những thống kê ghi lại được thi khi xe chạy với tốc độ là 90 km/h thì tài xế cần 70m để phanh dừng, trong đó 25m là quãng đường não bộ nhận biết vấn đề và 45m là quãng đường phanh. Do đó, khi chạy xe với tốc độ càng cao thì độ trễ càng tăng.

sử dụng ô tô

Sai lầm khi cho rằng, chỉ cần khoảng vài chục mét là phanh có thể dừng hoàn toàn

 

Sai lầm khi cho rằng chỉ có tài xế mới cần phải thắt dây an toàn

 

Theo quy định của luật giao thông đường bộ Việt Nam thì không chỉ có tài xế mới cần thắt dây an toàn mà ngay cả những người ngồi trên ghế trước cũng cần phải thắt dây an toàn. Tuy nhiên, theo quy định tại Nghị định 46/2016 có hiệu lực từ ngày 1/1/2018 thì người ngồi trên ô tô ở tất cả các vị trí có trang bị dây an toàn đều bắt buộc phải thắt nếu thực hiện đúng quy định sẽ phải chịu mức phạt từ 100.000-200.000 đồng. Điều này có nghĩa, ngay cả khách ngồi ở hàng ghế sau cũng phải thắt dây an toàn.

 

Sai lầm khi cho rằng cầm vô lăng như thế nào cũng được?

 

Các chuyên gia cho biết, cầm vô lăng ở góc 9 giờ 15′ sẽ dễ vận hành xe nhất dù ở tình huống nào, từ đi thẳng, rẽ phải/trái hay giữ chặt khi đạp phanh gấp hoặc tăng tốc. Góc 9 giờ 15′ là góc hai tay cầm song song ở cùng một độ cao so với mặt sàn xe. Cũng ở góc cầm lái này, trong trường hợp tai nạn xảy ra, hai tay sẽ tạo góc rộng nhất để túi khí bung thẳng vào vùng mặt và đầu người lái. Đặt tay sai góc này có thể cản đường bung túi khí hoặc gay tay nếu rủi ro va chạm.

Thực tế hiện nay là đa số tài xế Việt không có thói quen cầm tay lái đúng góc này, mà thường đạt theo bản năng. Do vậy, các chuyên gia khuyến cáo chủ xe cần thay đổi thói quen này và ý thức được tầm quan trọng của việc cầm vô lăng đúng cách.

Trên đây chính là một số hiểu lầm tai hại của các tài xế khi sử dụng ô tô và tham gia giao thông ở Việt Nam. Hãy đính chính lại những sai lầm này vì chỉ khi bạn hiểu được về chiếc xe của mình thì bạn mới có thể vận hành chúng một cách trơn tru và an toàn được.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
098.426.1286